Phân loại hệ thống bảo trì phòng ngừa
Bảo trì phòng ngừa có thể chia thành hệ thống thực hiện thủ công và hệ thống được tin học hoá:
Hệ thống được thực hiện thủ công:
Đây là phương thức truyền thống được nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ áp dụng trong công tác bảo trì của mình. Tuy nhiên, theo thời gian, đây là hệ thống chiếm nhiều thời gian và khó truy xuất những thông tin như hệ thống được máy tính hoá. Chưa kể, độ chính xác và khả năng phản hồi của máy tính liên kết với khả năng truy xuất thông tin nhanh cho phép kiểm tra tốt hơn những chức năng của hệ thống bảo dưỡng phòng ngừa.
Hệ thống được tin học hoá:
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp đang từng bước cởi bỏ những khó khăn trong công tác hệ thống bảo trì thủ công và chuyển sang tin học hoá. Một trong những công cụ có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số phải kể tới phần mềm quản lý bảo trì CMMS.
CMMS là phần mềm hỗ trợ nhập liệu và tự động hoá các phương pháp bảo trì, đặc biệt là hệ thống bảo trì phòng ngừa. Nhờ có phần mềm, doanh nghiệp có thể đạt được những con số cực kỳ ấn tượng:
- Giảm 20% thời gian ngừng máy
- Kéo dài đến 10% chu kỳ sống của tài sản
- Giảm 10-20% chi phí lao động
- Giảm 10-20% phụ tùng dự trữ trong kho
- Giảm 20% ngân sách bảo trì toàn bộ tài sản doanh nghiệp
Chu kỳ bảo trì phòng ngừa cơ bản
Chu kỳ bảo trì cơ bản gồm các công việc: hoạch định, thực hiện, ghi nhận và phân tích. Một tổ chức bảo trì phòng ngừa được quản lý tốt phải thường xuyên và liên tục thực hiện những công việc cải tiến thiết bị. Tất cả những vấn đề xảy ra đều phải được ghi lại và phân tích. Những sự cố phải được lưu trữ để không xảy ra lại, tạo nền tảng để cải tiến liên tục công việc bảo trì.
Những chức năng cần có trong bảo trì phòng ngừa cơ bản là những tính năng giải đáp được chuỗi câu hỏi dưới đây:
- Làm việc gì ?
- Ai làm việc đó ?
- Khi nào sẽ làm ?
- Trong những khoảng thời gian nào?
- Làm như thế nào
Quản lý bảo trì phòng ngừa
Việc quản lý bảo trì phòng ngừa đòi hỏi phải áp dụng một hệ thống để đảm bảo đúng người, đúng việc và đúng cách. Hệ thống nhằm phát hiện những hư hỏng và xu hướng hư hỏng bằng những biện pháp kiểm tra, đo lường.
Đội ngũ kỹ thuật sẽ lập các báo cáo về hư hỏng và gửi cho bộ phận lập kế hoạch bảo trì. Hệ thống bảo trì phòng ngừa xác định các công việc bảo trì định kỳ cần làm. Những công việc đó đòi hỏi phải có một hệ thống kiểm soát mua sắm và tồn kho cũng như hệ thống lưu trữ dữ liệu của thiết bị và nhà máy.
Đó cũng là lý do tại sao khi nhắc tới bảo trì phòng ngừa, mọi người thường có xu hướng nhắc tới phần mềmCMMS.
Cơ sở của hệ thống bảo trì phòng ngừa
Bảo trì phòng ngừa đòi hỏi sự tổ chức và phối hợp rất nhiều hành động cũng như tác vụ trong quá trình thực hiện nhằm giải đáp đúng đắn các vấn đề: làm gì, làm khi nào, làm như thế nào và ai làm.
Cơ sở của một hệ thống bảo dưỡng, bảo trì định kỳ là quản lý kho phụ tùng, quản lý máy móc/ thiết bị của công ty, kỹ sư và những đơn vị liên quan đến bảo trì. Tất cả những dữ liệu thu thập được đưa vào hệ thống để lập một kế hoạch tổng thể. Người quản lý sẽ dùng kế hoạch này như một bức tranh toàn cảnh về các yêu cầu và hoạt động bảo trì phòng ngừa.
Bài viết chia sẻ những khái niệm liên quan đến bảo trì phòng ngừa. Hi vọng doanh nghiệp sẽ có được những thông tin và kiến thức bổ ích nhất tới công tác bảo trì của mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét