TPM – Mô hình bảo trì trọng tâm cần có trong năm 2021
Bảo trì toàn diện TPM (Total Productive Maintenance) là một chiến lược hoạt động theo ý tưởng rằng mọi người trong một nhà máy, công ty hay toàn doanh nghiệp nên tham gia vào việc bảo trì, thay vì chỉ mỗi đội ngũ kỹ thuật hay nhóm bảo trì. Cách tiếp cận này sử dụng các kỹ năng của tất cả nhân viên và tìm cách kết hợp bảo trì vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp.
Tìm hiểu kỹ hơn về: TPM là gì? Cách áp dụng TPM tại các doanh nghiệp Việt Nam?
Theo triết lý bảo trì hiệu suất toàn diện, tất cả mọi người từ quản lý cấp cao nhất đến người vận hành thiết bị nên tham gia bảo trì. Nhưng bằng cách nào? Mỗi thành viên của một tổ chức có thể đóng góp theo cách riêng.
Đội ngũ kỹ thuật bảo trì
Đội ngũ kỹ thuật cần phải tham gia vào chương trình TPM, đồng thời đưa chiến lược này trở thành một trong những chính sách thiết yếu của doanh nghiệp. Những chuyên viên kỹ thuật cao thể giải thích dữ liệu bảo trì thông qua các công cụ hỗ trợ TPM như CMMS để đưa ra các chỉ số phù hợp, thông tin chi tiết nhất.
Đội ngũ vận hành
Đội ngũ vận hành là những người sở hữu và làm việc trực tiếp với máy móc, thiết bị, có nghĩa rằng họ sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc giữ máy móc luôn ở trạng thái tốt nhất. Công việc thường ngày của họ cũng bao gồm việc làm sạch, bôi trơn thường xuyên cho máy móc. Khi vận hành, đội ngũ này cũng sẽ chịu trách nhiệm phát hiện sớm các dấu hiệu hư hỏng của thiết bị, báo cáo chúng và đưa ra gợi ý về cách cải thiện hiệu quả hoạt động.
Các nhà quản lý và kỹ thuật viên bảo trì
Các nhà quản lý và kỹ thuật viên bảo trì được kỳ vọng sẽ đào tạo và hỗ trợ người vận hành để đạt được mục tiêu của họ và thực hiện các hoạt động bảo trì phòng ngừa tiên tiến hơn. Họ cũng phải chịu trách nhiệm về các hoạt động cải tiến sẽ tác động đến các chỉ số hiệu suất chính (KPI) do các kỹ sư độ tin cậy đề ra.
Đọc thêm bài viết về cách tận dụng nền tảng CMMS để hỗ trợ công việc hoàn thành chiến lược bảo trì hiệu suất toàn diện TPM trong bài viết:Vai Trò Của CMMS Trong Chiến Lược Bảo Trì Năng Suất Toàn Diện TPM
Quy trình bảo trì năng suất toàn diện
Không phải doanh nghiệp nào cứ áp dụng TPM đều thành công. Tuy nhiên chiến lược này cũng là phương pháp tối ưu nhất trong doanh nghiệp để hạn chế được sự cố hỏng hóc của máy móc và thiết bị. Đối với quy trình bảo trì năng suất toàn diện, doanh nghiệp cần phải trải qua các bước:
Xác định khối lượng, nội dung và khu vực cần bảo trì
Đối với bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy, khi bắt đầu, hãy thử với một bộ phận nhỏ phù hợp nhất trước khi tiến hành áp dụng đồng loạt lên cả doanh nghiệp.
Việc áp dụng TPM lên một số máy móc và công cụ thí điểm sẽ giúp doanh nghiệp quan sát được những vấn đề có thể thường xuyên gặp phải, từ đó đúc kết được kinh nghiệm và phương pháp tối ưu nhất để mở rộng mô hình trên toàn bộ doanh nghiệp.
>> Đọc thêm: Ứng Dụng Của Giải Pháp CMMS Khi Áp Dụng TPM Vào Doanh Nghiệp
Một điểm cần lưu ý đối với doanh nghiệp, khi bắt đầu quy trình bảo trì năng suất toàn diện, cần thí điểm trên những thiết bị máy móc đơn giản và ít có khả năng gây ảnh hưởng tới quá trình hoạt động sản xuất trong trường hợp xảy ra vấn đề.
Công ty TNHH SX- TM- DV Cường Vinh là đơn vị sở hữu nhà máy lớn về sản xuất các loại động cơ quạt điện và động cơ điện. Đây cũng là một trong những đơn vị triển khai thí điểm quy trình bảo trì năng suất toàn diện trong nhà máy của mình vào năm 2019, và đã đạt được những thành công nhất định.
Đơn vị thí điểm mô hình TPM trên dây chuyền đúc nhôm phân xưởng 3 trong vòng 11 tháng, bao gồm các chuyên gia tư vấn triển khai cùng 22 thành viên trong từ các bộ phận liên quan: kỹ thuật, kế toán, nhân viên vận hành bảo trì, lãnh đạo.
Chi tiết về quy trình bảo trì năng suất toàn diện và những kết quả đạt được đối với đơn vị công ty Cường Vinh, bạn có thể xem chi tiết trong bài viết: Công ty SX-TM-DV Cường Vinh thành công thí điểm chiến lược bảo trì TPM chỉ trong 11 tháng
Trả thiết bị về tình trạng cơ bản
Khi đã xác định được khu vực và số lượng máy móc cần thiết để thực hiện thí điểm quy trình bảo trì TPM, bước này là bước để doanh nghiệp “hoàn trả tình trạng ban đầu” của các thiết bị đã qua sử dụng. Ý tưởng của bước này là để tất cả đội ngũ tham gia chiến lược bảo trì hiệu suất toàn diện liên tục khôi phục thiết bị trở lại trạng thái cơ bản: bằng việc ứng dụng nền tảng 5s.
Tìm hiểu kỹ hơn về: Khái Niệm Chương Trình 5s Và Vai Trò Trong TPM
Để các máy móc và tài sản được khôi phục về trạng thái ban đầu, nhà điều hành và đội ngũ nhân viên sử dụng máy móc nên bắt đầu bằng các trụ cột TPM như: bảo trì tự quản AM, bao gồm làm sạch, tra dầu, kiểm tra động cơ, thay thế phụ tùng cần thiết. Trong quá trình này, đội ngũ có thể phát hiện được sự bất thường hoặc loại bỏ các yếu tố gây hỏng, đồng thời thiết lập các tiêu chuẩn làm sạch, kiểm tra đúng cách nhất.
Đo chỉ số OEE
OEE (Overall Equipment Effectiveness) là chỉ số Hiệu suất thiết bị toàn bộ, được sử dụng để đo lường mức độ sẵn có của thiết bị, cách thức hoạt động và loại chất lượng mà thiết bị đó tạo ra.
Việc đo lường này thường xuyên sẽ cung cấp cho đội ngũ doanh nghiệp những chỉ số để kiểm tra hiện trạng hoạt động của máy móc có đang theo như kế hoạch bảo trì hay không.
OEE = Mức độ sẵn sàng của thiết bị A (Availability) x Hiệu suất thiết bị P (Performance) x Mức chất lượng sản phẩm Q (Quality)
OEE = A x P x Q
Trong đó:
- A = (Thời gian máy chạy thực tế/ Thời gian chạy máy theo kế hoạch) x 100%
- P = (Công suất thực tế/ Công suất thiết kế) x 100%
- Q = (Số lượng sản phẩm đạt chất lượng/ Số lượng sản phẩm sản xuất ra) x 100%
Giảm tổn thất lớn
Bước tiếp theo của quy trình bảo trì năng suất toàn diện là “tập trung cải tiến”. Khi OEE đã được thiết lập, doanh nghiệp cần phải tập hợp một nhóm chức năng chéo để xác định các lý do chính gây ra những tổn thất. Sau khi phân tích nguyên nhân gốc rễ thì doanh nghiệp tiếp tục sử dụng phép đo OEE để xác minh biện pháp mình sử dụng để loại bỏ những tổn thất trên có hoạt động hiệu quả hay không.
Thực hiện bảo trì có kế hoạch
SpeedMaint đã có một bài viết phân tích chi tiết về trụ cột Bảo trì có kế hoạch trong chiến lược TPM, doanh nghiệp có thể tìm đọc lại qua bài viết: Bảo trì có kế hoạch – Trụ cột quan trọng nhất của TPM
Trụ cột này cũng là bước cuối cùng trong chuỗi quy trình TPM, đó là việc lập kế hoạch và lên lịch các hoạt động bảo trì. Mục tiêu của bảo trì năng suất toàn diện là loại bỏ sạch sẽ các sự cố ngoài ý muốn của thiết bị, máy móc, vì thế mà việc bảo trì kế hoạch PM thường sẽ phải đi kèm với công cụ hỗ trợ quản lý bảo trì như giải pháp CMMS, cho phép doanh nghiệp dễ dàng kiểm soát số lượng máy móc, thiết bị, số hoá công việc bảo trì và hỗ trợ tự động phân tích dữ liệu.
Tìm hiểu thêm: CMMS là gì? 6 lợi ích CMMS doanh nghiệp không thể bỏ lỡ
Nhận xét
Đăng nhận xét